BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG NHÀ PHỐ HOÀN THIỆN
1.1Biện pháp thi công phần hoàn thiện.
1.a Công tác xây dựng
– Nghiệm thu và hoàn công mặt bằng xây.
1.b Vật liệu phục vụ công tác xây
– Dùng gạch lò nung tuynen, viên gạch thẻ có kích thước 8x8x19cm và 4x8x19, các viên gạch rắn chắc, không cong vênh, sứt mẻ, cường độ gạch đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế.
– Vữa xây dùng cát, nước ngọt sạch không lẫn tạp chất
– Xi măng: Dùng PCB40.
– Thí nghiệm các vật liệu xây trước khi đưa vào công trình
– Vữa xây được trộn bằng máy, cường độ vữa đảm bảo các tiêu chuẩn về độ dẻo theo độ cắm của côn tiêu chuẩn = 90 ¸ 130mm.
1.c Biện pháp tiến hành
– Sau khi xác định được tim cốt vách (tường) ta tiến hành xây tường.
– Vật liệu và công tác xây cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật của thiết kế và theo quy phạm TCVN – 4085 – 85 ; TCVN – 1770 – 86 ;TCVN – 4453 – 95 về kết cấu gạch đá, thi công và nghiệm thu, cát xây dựng phần thô, yêu cầu kỹ thuật, vữa xây dựng.
– Căn cứ các mốc để xác định tim cốt, để định vị chính xác vị trí xây, dùng dây búng mực chuyên dùng để xác định tim tường và mặt gạch khi xây.
– Sai số của khối xây thực hiện theo TCVN – 4315 – 86 và TCVN – 4085 – 85, các mạch vữa phải được chèn chặt, không trùng mạch, các mạch xây phải được miết kỹ.
– Khi xây lần sau phải làm sạch bề mặt xây lần trước và tưới nước làm ẩm, tránh mọi va chạm vào khối xây khi mới hoàn thành .
– Trước khi xây, gạch phải được nhúng nước, vữa xây được trộn bằng máy trộn đúng cấp phối.
– Lên sơ đồ mặt bằng xây, dùng máy kinh vĩ và thuỷ bình định vị tim trục tường, cao độ lớp xây đầu tiên, cao độ đặt lanh tô và các vị trí chí đặt ngầm trong tường.
– Lấy mẫu vữa xây để kiểm tra mác vữa ( ghi chép như lấy mẫu bêtông).
– Thả nèo bắt mỏ theo các trục của tường xây, căng dây hai mặt tường xây.
– Gạch xây được làm sạch bụi bằng cách nhúng nước trước khi xây.
– Mạch vữa xây đảm bảo 1cm ¸ 1,2cm cho mạch ngang nằm và 0,8 ¸ 1cm cho mạch đứng các mạch không trùng nhau quá 3 mạch.
– Tường xây phải để mỏ giật, không để mỏ hốc, mỏ lanh.
– Tường xây theo 4 dọc 1 ngang, khối xây khi đang thi công hoặc mới xây xong không để các vật nặng đè lên hoặc dựa lên thành tường. Không đục phá hoặc không thi công các công việc khác liền sau đó.
– Thép cài liên kết giữa tường được thực hiện đúng quy trình quy phạm. Các viên gạch theo hàng ngang phải nguyên vẹn để có đủ độ dài câu ngang qua chiều dầy của tường, không dùng gạch vỡ để xây hàng ngang. Các hàng trên cùng và dưới cùng nhất thiết phải xây quay ngang gạch.
– Khi xây các kết cấu khác như trụ, mỏ, gờ, cần chú ý các kết cấu nhô ra của khối xây, các viên gạch câu được giữ nguyên vẹn, khi xây xong một hàng phải đè giữ để viên gạch kết dính với lớp trước sau đó mới xây đè các hàng khác lên.
– Mạch vữa tiếp giáp giữa vách với tường xây, giữa mặt tường với đáy dầm được chèn vữa đặc chắc, mác vữa chèn cao hơn mác vữa xây.
– Với công trình này các hàng gạch quay ngang của các bức tường trên đơn vị thi công sẽ dùng gạch đặc để xây, mục đích chống thẩm thấu nước từ ngoài vào trong qua các lỗ gạch rỗng.
– Những mặt tường chịu ảnh hưởng của thời tiết tại các vị trí đã nêu trên khi xây xong nếu gặp thời tiết mưa Đơn vị thi công dùng các tấm bạt dứa để che chắn bề mặt tường xây.
– Khi xây xong từng khối tường hoặc bức tường nào vệ sinh sạch sẽ ngay.
– Tường xây cao >1,2m tiến hành bắc giáo xây các đợt tiếp theo.
– Tường xây sau khi kiểm tra đảm bảo: ngang bằng thẳng góc, mạch đều, không trùng, khối xây đặc chắc.
– Gạch xây và vữa xây được vận chuyển lên cao bằng vận thăng.
2 Công tác trát:
Công tác trát, hoàn thiện đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và mỹ thuật cho công trình. Thực hiện công tác trát khi khối xây đã khô mặt và tối thiểu được 7 ngày. Giải pháp và trình tự thi công như sau:
– Giàn giáo và sàn công tác được lắp dựng như công tác xây hoặc sử dụng phần giàn giáo để lại khi xây hoặc bắc lại. Để thực hiện công tác trát hoàn thiện mặt ngoài ta lắp dựng giàn giáo hoàn thiện bên ngoài từ dưới lên trên đồng thời dùng lưới bảo vệ giăng kín xung quanh bên ngoài hệ thống giàn giáo.
– Cát trát được dùng cát đen Sông Hồng, Sông Lô trước khi đưa vào sử dụng được sàng kỹ trước khi trộn. Vữa trát được trộn bằng máy, vận chuyển bằng xe cải tiến, vận thăng hay ben cần cẩu tuỳ theo mặt bằng công trình. Vữa được đựng trong hộc và bố trí trong tầm hoạt động của người thợ để nâng cao năng xuất lao động.
– Trước khi trát, mặt trát được vệ sinh công nghiệp, tưới ẩm. Phế liệu được đổ vào ống đổ rác để đảm bảo an toàn và chống bụi hoặc đóng kiện gỗ và được đưa xuống bằng vận thăng.
– Đối với những bức trát có diện tích lớn, sử dụng máy kinh vĩ hoàn công xác định độ lồi lõm lớn nhất của mặt tường, trên cơ sở đó thực hiện chia lướt ô vuông 1,8 x 1,8m và gắn các mốc chuẩn để làm mốc cữ trong quá trình trát. Với mặt trát có độ lồi lõm lớn. Chúng tôi dùng lưới thép mắt cáo và trát làm nhiều lần để tránh hiện tượng nứt mặt trát. Chiều dày lớn vữa trát là 15mm, tiến hành trát làm 2 lớp, mỗi lớp đảm bảo độ dày từ 5 ¸ 8 mm.
– Trát trong nhà tiến hành từ tầng 1 đến tầng mái, để đảm bảo làm đến đâu sạch đến đố đảm bảo thẩm mỹ, vệ sinh cho công trình.
– Trát ngoài tiến hành từ trên xuống
– Phần điện, nước ngầm được phối hợp đặt sẵn trong quá trình thi công bê tông, xây tường trước khi tiến hành trát, lát, ốp.
– Phần trát gờ chỉ trang trí đều được căng dây, đánh cốt 2 đầu đảm bảo độ chính xác.
– Kiểm tra độ thẳng mặt trát bằng thước tầm 3m, đảm bảo độ sai số cho phép là 0,5% theo chiều đứng và 0,8% theo chiều ngang.
– Mặt tường sau khi trát phải thẳng đứng, phẳng và được bảo dưỡng tránh rạn nét chân chim, không có vết vữa chảy, vết hằn của dụng cụ trát, vết lồi lõm, gồ ghề cục bộ cũng như các khuyết tật khác ở góc cạnh.
– Đặc biệt tại mép góc của cột và tường chúng tôi tiến hành đặt lưới thép góc vừa đảm bảo mỹ quan vừa tránh tình trạng sứt sát sau này khi có các vật cứng va đập vào cạnh tường, cột.
– Tiến hành nghiệm thu mặt trát trước khi thi công bả và sơn hoàn thiện.
– Giàn giáo và sàn công tác đặt lắp dựng như công tác xây hoặc sử dụng phần giàn giáo để lại khi xây hoặc bắc lại. Để thực hiện công tác trát hoàn thiện bên ngoài từ dưới lên trên đồng thời dùng lưới bảo vệ giăng kín xung quanh bên ngoài hệ thống giàn giáo.
3. Công tác lát gạch, ốp gạch.
Yêu cầu chung:
– Trước khi thực hiện các công tác này bề mặt cấu kiện được vệ sinh sạch, nếu không đạt yêu cầu phải xử lý trước khi thực hiện. Phải lắp đặt xong hệ thống ống cấp, thoát nước và đường dây dẫn điện, hệ thống kỹ thuật ngầm trong tường.
– Tiến hành xác định cao độ chuẩn trong từng phòng và bắn cao độ xung quanh tường để làm căn cứ kiểm tra cao độ sàn khi thi công cũng như nghiệm thu.
– Kiểm tra và làm rõ các vị trí cắt gạch, xử lý mép gạch, bố trí khu vực có chu vi không đều và các khác biệt khác…
Công tác lát gạch:
Yêu cầu công tác lát nền làm sao cho mặt lát phải phẳng, không bong rộp, mạch vữa đều không bị nhai lại.
– Kiểm tra cao độ toàn bộ mặt phẳng nền nhà của từng tầng, đánh mốc chuẩn của cốt nền, trên cơ sở cốt thiết kế điều chỉnh xác định cốt mặt nền lát được kỹ sư giám sát của Chủ đầu tư đồng ý.
– Xác định các đường thẳng của mạch lát tổng thể bằng cách đo số liệu thực tế sau khi thi công và tiến hành chia gạch tổng thể giữa các phòng và hành lang các khu vực khác. Bản vẽ chi tiết được đệ trình chủ đầu tư và giám sát tư vấn thiết kế để theo dõi và kiểm tra, theo dõi và nghiệm thu.
– Làm các mốc chuẩn cho mặt lát của từng phòng ra đến hành lang. Trong từng phòng phải căng dây đặt viên gạch lát chuẩn ở các góc, kiểm tra đảm bảo phòng vuông góc mới tiến hành lát, chú ý các viên gạch bị cắt phải được bố trí ở vị trí hợp lý. Trong thời gian thi công dựa theo mốc được định sẵn trên tường để thường xuyên kiểm tra cao độ sàn.
– Chọn gạch: gạch trước khi đưa vào lát phải được chọn kỹ. Viên gạch phải phẳng mặt, không cong vênh, không sứt sẹo, đồng đều về kích thước và màu sắc.
– Cắt gạch: tại những vị trí phải cắt gạch thì dùng máy cắt nước lưỡi hợp kim để cắt.
– Sau khi lát xong hàng đầu, cứ lát xong 4 hàng thì cho lau mạch. Lát xong phòng nào cho khoá cửa phòng đó rồi mới tiến hành lát ra ngoài hành lang. Công việc lát nền được tuyển chọn công nhân có tay nghề bậc cao, trang bị đầy đủ dụng cụ. Vữa lát được trộn dẻo, đảm bảo đúng mác thiết kế. Mặt lát sau tối thiểu 2 ngày mới được đi lại nhẹ, tránh va đập hoặc xếp nguyên vật liệu lên trên.
– Kiểm tra: khi mặt lát đã khô, dùng búa gõ nhẹ lên bề mặt viên gạch, nếu có tiếng kêu vang không đanh chắc là viên gạch bị bong, phải gỡ viên gạch đó ra để lát lại. Kiểm tra độ phẳng của mặt lát bằng mắt thường và thước nhôm dài 2m, khe hở giữa thước và mặt lát tối đa cho phép là 2mm.
– Đảm bảo phẳng, đều và thẳng hàng.
– Hạn chế tối đa việc cắt gạch và bố trí các viên bị cắt ở những vị trí khuất.
Công tác ốp gạch men:
Yêu cầu mặt ốp phải phẳng, thẳng đứng, các góc phòng phải vuông, mạch ốp đều, thẳng, không bong rộp.
– Chọn gạch: gạch ốp phải phẳng mặt, không cong vênh, không có vết nứt hoặc sứt mẻ, đồng đều màu sắc và kích thước, lớp men đủ chiều dày và phủ kín mặt gạch.
– Trát lót bằng vữa XM chia làm 2 lớp, lớp 1 dày từ 1 – 1,5cm, lớp 2 dày từ 0,5 – 1cm, cán phẳng.
– Dùng thước góc để kiểm tra vuông góc.
– Mỗi hàng gạch ốp đều phải căng dây mốc. Khi đặt viên gạch ốp vào tường phải điều chỉnh ngay cho thẳng với dây và đúng mạch. Sau khi ốp được vài hàng phải dùng thước tầm xoay theo các hướng để kiểm tra độ phẳng của mặt ốp.
– Khi ốp tường bên cạnh phải dùng thước ke vuông để kiểm tra độ vuông góc giữa hai bức tường.
– Các viên gạch thiếu phải gia công bằng dao cắt và mài phẳng, không chặt gạch tuỳ tiện.
– ốp sau khi mặt trát khô, tưới ẩm mặt trát trước khi ốp.
– Gạch ốp được ngâm no nước, vớt để ráo, các viên góc 45 độ, viên nhỡ đều được mài và cắt bằng máy.
– Xoa vữa đều lên mặt cắt gạch rồi tiến hành ốp vào tường, gõ nhẹ.
– ốp từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới.
– Sau khi ốp xong dùng xi măng trắng nguyên chất để lau mạch.
– Mặt ốp đảm bảo dung sai cho phép 0,5%, các mạch rộng 1 – 2mm, thẳng hàng và không nhai mạch.
4. Sơn bả matít
– Trước khi thực hiện công tác sơn bả phải được hoàn thành những công tác sau:
Thi công xong công tác mái
Thi công xong các lớp chống thấm
Lắp đặt xong hệ thống kỹ thuật ( ống dẫn cấp thoát nước, đường dẫn điện thoại, ống thông hơi, vật chôn ngầm…)
Hoàn thiện công tác trát, lát, ốp.
Không thực hiện công tác sơn bả khi bề mặt cấu kiện có độ ẩm vượt quá độ ẩm cho phép.
4.a Bả matít
Sử dụng loại bột bả đã được nhiệt đới hoá để phù hợp với nhiệt độ và khí hậu Việt Nam. Được sử dụng trước khi phủ sơn do đó, có trọng lượng phân tử cao, hình thành những lớp sơn linh hoạt, chống ẩm, chống lại sự phát triển của rêu mốc, tạo độ bền cao, không thấm nước, không gây hiện tượng rỗ bong, không rạn chân chim.
Công việc bả được tiến hành đúng kỹ thuật, mặt tường phải để khô mới được bả tránh tình trạng để ướt làm bong dộp.
Nghiệm thu độ phẳng đều bằng đèn pha 500 W chiếu vào tường. Mảng tường nào không đạt tiêu chuẩn đánh dấu để bả lại.
5. Sơn tường:
Sau khi xây tường chúng tôi sẽ cho tiến hành trát và sơn bả mẫu để chủ đầu tư và tư vấn thiết kế xem xét cho ý kiến.
Sau khi được sự đồng ý và nhất trí của chủ đầu tư cũng như tư vấn giám sát chúng tôi sẽ cho tiến hành sơn đại trà.
Chuẩn bị bề mặt: Tất cả bề mặt phải khô và làm sạch bụi, dầu mỡ. Tất cả các loại nấm mốc phải được tẩy sạch hoàn toàn.
Thi công: Phải sử dụng 3 lớp.
Lớp 1: Lớp này có tác dụng làm tăng độ bền của lớp sơn vì nó có khả năng chống lại kiềm và các chất dư do vữa xi măng ngấm ra.
Lớp 2: Đây là lớp chính, lớp tạo mầu chính cho cấu kiện.
Lớp 3: Đây là lớp sơn phủ để bảo vệ lớp trong.
6. Các tiêu chuẩn quy phạm dùng trong công tác hoàn thiện:
– TCVN 4459: 1987 Hướng dẫn pha trộn và sử dụng vữa trong xây dựng.
– TCVN 5674: 1992 Công tác hoàn thiện trong xây dựng. Thi công và nghiệm thu.
– TCXD 65 : 1989 Quy định hợp lý xi măng trong xây dựng.
1.2 Công tác gia công khung thép bảng pano
Việc gia công lắp dựng hoàn chỉnh được chia thành 3 giai đoạn do một kỹ sư phụ trách và chỉ thi công sau khi đã nghiệm thu hoàn chỉnh.
Giai đoạn 1: Khảo sát, đo đạc, tính toán theo thiết kế, sản xuất và gia công.
Toàn bộ công việc này được tiến hành tại hiện trường, lấy số đo thực tế đối chiếu với số đo trên bản vẽ thiết kế để gia công cho phù hợp tại xưởng.
*Giai đoạn 2: Chia giai đoạn lắp dựng khung xương chịu lực:
Được chia thành 2 phần: Phần gia công lắp ráp và phần lắp dựng khung xương liên kết.
Phần lắp dựng khung xương liên kết vào cột: Dùng buloong liên kết chặt giữa khung vào bêtông. Ngoài ra còn hàn các gông sắt góc, sau đó hàn chết cố định vào các lõi thép trong bê tông, tạo cho khung ổn định và có độ vững chắc chống được gió bão.
Giai đoạn 3: Giai đoạn hoàn thiện – vệ sinh.
Được tiến hành trình tự từ trên cao xuống dưới
1.3 Lắp đặt hệ thống điện và thiết bị điện
1.3a Các yêu cầu chung:
Công tác thi công lắp đặt hệ thống điện cho công trình bao gồm các công việc chính như sau:
Thi công lắp đặt hệ thống cáp nguồn.
Lắp đặt hệ thống dây dẫn từ cáp nguồn vào các thiết bị dùng điện.
Lắp đặt hệ thống thiết bị bảo vệ, thiết bị đóng cắt và dụng cụ tiêu thụ điện.
Hệ thống điện trong công trình được bố trí như sau:
Tuyến cáp cấp điện
Tuyến cáp cấp điện đến các tầng và các phòng.
Phương thức đi dây: Tuỳ vị trí theo thiết kế, các ống luồn dây, dây sẽ đi ngầm hoặc đặt trên giá hay hộp kỹ thuật.
Các thiết bị đóng cắt và điều khiển:
Công tắc, ổ cắm
áptômát các loại
Tủ điện, đồng hồ
Các vật liệu khác theo chỉ dẫn của thiết kế.
Vị trí các thiết bị được bố trí tại vị trí và độ cao theo thiết kế. Các vị trí không chỉ dẫn sẽ tuân thủ theo nguyên tắc thiết kế chung.
1.3b Trình tự công tác thi công:
Thi công hệ thống điện và lắp đặt thiết bị tuân thủ theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN – 027 – 91.
Công tác lắp đặt được chi thành 2 phân đoạn:
Tuyến cáp nguồn: được thi công trong giai đoạn hoàn thiện bên ngoài.
Hệ thống điện trong nhà: được thi công ngay trong quá trình thi công bêtông và sau công tác xây tường bao che.
Trình tự lắp đặt hệ thống trong nhà:
Đi dây theo thiết kế.
Đấu hộp nối, tủ bảng điện, các thiết bị bảo vệ.
Kiểm tra thử tải cho từng phân đoạn, từng tầng và toàn bộ hệ thống.
Lắp hoàn chỉnh các thiết bị tiêu thụ điện.
Sau khi công tác xây thô xong, đợi khối xây thô thì cho thi công lắp đặt hệ thống dây dẫn điện, tránh sau hoàn thiện phải đục đẽo.
Hệ thống đường dẫn điện được độc lập về cơ, điện đối với hệ thống khác và đảm bảo dễ dàng thay thế, sửa chữa khi cần thiết.
Các mạch điện dự phòng cũng như các mạch điện chiếu sáng làm việc và chiếu sáng sự cố không được đặt chung trong cùng một ống, một hộp hay một tháng.
Đặt ống luồn dây dẫn hoặc cáp điện đảm bảo ống có đủ độ dốc để nước chảy về phía thấp nhất và thoát ra bên ngoài, không để nước thấm vào hoặc đọng lại trong ống.
Tất cả các mối nối và rẽ nhánh dây dẫn, cáp điện được thực hiện trong hộp nối dây và hộp rẽ nhánh.
Khi đặt ống luồn dây dẫn, cáp điện trong các kết cấu xây dựng đúc sẵn hoặc các kết cấu bêtông liền khối, nối ống bằng cách ren răng hoặc hàn thật chắc chắn.
Cấm đặt dây dẫn, cáp điện không có vỏ bảo vệ ngầm trực tiếp trong hoặc dưới lớp trát tường, trần nhà ở những chỗ có thể bị đóng đinh hoặc đục lỗ.
Cấm đặt đường dẫn điện ngầm trong tường chịu lực khi chiều sâu của rãnh chôn > 1/3 bề dày tường.
Cấm đặt ngầm trực tiếp trong hoặc dưới lớp vữa trát, các loại dây dẫn cáp điện mà vỏ cách điện cũng như lớp bảo vệ vỏ bị tác hại do lớp vữa dày.
Khi thi công lắp đặt hệ thống điện cũng phải tiến hành công tác thử tải và thí nghiệm theo đúng tiêu chuẩn và quy phạm hiện hành. Nhà thầu sẽ lập quy trình kiểm tra và thử tải hệ thống điện để trình Chủ đầu tư trước khi bắt đầu thi công.
Quy trình kiểm tra và thử tải phải tuân thủ các yêu cầu sau:
Sau khi lắp đặt xong từng phòng hay từng tầng phải kiểm tra ngay sự làm việc của hệ thống dây.
Sau khi lắp đặt xong cả công trình sẽ lắp đặt các thiết bị bảo vệ để kiểm tra riêng rẽ và tiến hành kiểm tra chung sự làm việc của toàn bộ hệ thống.
Tiến hành lắp đặt các thiết bị nếu công tác kiểm tra cho thấy hệ thống đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. Kiểm tra lại sự làm việc đồng bộ của hệ thống.
Khi thi công lắp đặt hệ thống điện phải chú ý các vấn đề an toàn sau:
Công nhân lắp đặt hệ thống điện phải là công nhân chuyên ngành có đủ khả năng thực hiện công việc.
Khi thi công có đủ các trang bị an toàn cá nhân cần thiết.
Có đủ các thiết bị kiểm tra, các thiết bị đóng ngắt…
1.4 Gia công và lắp đặt hệ thống chống sét.
1.4a Các yêu cầu kỹ thuật chung:
Hệ thống thu lôi chống sét của công trình được thiết kế hàn thành mạch kín, gồm:
Các cọc tiếp đất bằng sắt L 63 x 63 x 4 dài 2 m, chôn sâu dưới mặt đất tự nhiên.
Dây tiếp địa bằng sắt dẹt hoặc sắt tròn.
Kim thu sét dùng kim nhọn đầu có tráng bạc.
1.4b Trình tự và yêu cầu thi công:
– Thi công hệ thống chống sét tuân thủ tiêu chuẩn TCVN – 027 – 91
– Các chi tiết của hệ thống chống sét được gia công tại xưởng và vận chuyển lắp đặt tại công trường.
– Thi công lắp đặt hệ thống chống sét được làm đồng thời và ngay sau khi hoàn thiện công tác lớp mái. Kim thu sét sẽ được hàn chặt vào kết cấu chịu lực của mái. Sau khi hàn, các mối hàn sẽ được vệ sinh sạch sẽ và sơn bảo vệ.
– Đào rãnh sâu 0,7m rộng 0,5 m để rải dây dẫn. Đóng cọc sắt mạ đồng sau đó hàn các dây dẫn vào các cọc tiếp đất. Các dây nối được hàn cố định vào cọc.
– Quá trình thi công phải đảm bảo các yêu cầu:
Cụm dây tiếp địa và cọc tiếp địa phải đủ độ sâu thiết kế, khoảng cách các cọc với nhau, khoảng cách dây tiếp đất với móng nhà phải đảm bảo theo thiết kế.
Dây dẫn sét dùng cáp chuyên dùng.
Các chỗ tiếp đất phải đo điện trở trước khi hoàn thành mạng.
Công trình làm xong phải do cơ quan chuyên môn kiểm tra nghiệm thu xác nhận và cấp chứng chỉ cho phép vận hành.
ĐÁP ỨNG CÁC YÊU CẦU VỀ BẢO HÀNH
Đối với công trình theo quy định nhà thầu xây dựng Sateccons sẽ bảo hành 12 tháng kể từ ngày nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng. Nhà thầu cử cán bộ tiến hành theo dõi, kiểm tra, kết hợp với Chủ đầu tư, đơn vị chủ quản, nếu thấy có hiện tượng hư hỏng do thiên tai, do lỗi của nhà thầu hay do con người vô ý tạo ra, nhà thầu báo cáo cho chủ đầu tư biết và kết hợp đề ra biện pháp xử lý triệt để các vết hư hỏng. Lập biên bản đã xử lý hư hỏng trên tuyến, chi phí nhà thầu trừ vào tiền giữ lại bảo hành theo quy định hợp đồng.