0962.199.997

Tham khảo móng cọc trong công trình thi công nhà ở là gì?

Với các công trình xây dựng nhà ở xây trên bề mặt nền đất yếu, móng cọc là giải pháp thi công hoàn hảo có nhiệm vụ chống đỡ toàn công trình về sau. Trong bài viết dưới đây, Sateccons xin chia sẻ một vài thông tin về Móng cọc là gì? Quy trình thi công móng cọc giúp các bạn có thêm những thông tin hữu ích trong thi công xây dựng.

1.  Móng cọc là gì?

Móng cọc lệch tâm là gì? Móng cọc khoan nhồi là gì? Đó là các loại móng hình trụ dài và sử dụng các vật liệu như bê tông, cọc cừ tràm được đẩy xuống đất để hoạt động như một sự hỗ trợ ổn định cho các cấu trúc được xây dựng trên nó.

Móng cọc là gì?

Móng cọc là gì?

Móng cọc gồm hai thành phần: đài cọc và một hoặc một nhóm cọc. Các nền móng được sử dụng chủ yếu để chuyển tải trọng từ cấu trúc siêu, thông qua các tầng lớp chịu nén yếu hoặc nước trên nền đất hoặc đá cứng hơn, nhỏ gọn hơn, ít nén và cứng hơn. Loại móng này được sử dụng cho các kết cấu lớn và những nền đất yếu, có độ lún nhiều và thường xuyên bị sạt lở.

2.  Phân loại móng cọc

Hiện nay móng cọc sẽ được phân thành 2 loại cơ bản để sử dụng sau đây:

Móng cọc đài thấp: Là loại móng có đài cọc nằm dưới mặt đất, loại móng này sẽ được đặt sao cho lực ngang của móng cân bằng với áp lực bị động của đất theo độ sâu đặt móng tối thiểu nhất. Các cọc trong móng hoàn toàn chịu nén không chịu tải trọng uốn.

Móng cọc đài cao: Là loại móng có đài cọc nằm cao hơn mặt đất, chiều sâu của móng nhỏ hơn chiều cao của cọc. Móng cọc đài cao chịu cả hai tải trọng nén và uốn. Lúc này toàn bộ tải trọng ngang và đứng đều do các cọc trong móng chịu tải.

Cấu tạo:
– Cấu tạo móng cọc

  • Cọc gỗ
  • Cọc bê tông cốt thép
  • Cọc thép
  • Cọc hỗn hợp

– Cấu tạo đài cọc

  • Đài cọc có chức năng để liên kết giữa các cọc còn lại với nhau.
  • Khoảng cách e giữa 2 cọc là 3D, cọc xiên là 1.5D…
  • Độ sau chôn cọc trong đài phải lớn hơn 2D và không lớn hơn 120cm so với đầu cọc nguyên.

Cấu tạo móng cọc trong xây dựng

Cấu tạo móng cọc trong xây dựng

3.  Thiết kế móng cọc như thế nào?

Trước khi thi công một công trình nào cũng cần phải có một bản thiết kế tiêu chuẩn. Móng cọc cũng vậy, phải chó tiêu chuẩn chính xác để tạo cho một nền móng vững chắc.

Tiêu chuẩn thiết kế móng cọc

Căn cứ vào địa hình thi công xây dựng nhà ở mà ta lựa chọn cọc phù hợp tiêu chuẩn như móng cọc nhà phố. Đây là yếu tố quyết định mà chúng ta cần xem xét trước tiên. Cọc phải phù hợp với yêu cầu kết cấu thép dài móng cọc, có khả năng chịu lún, chịu lực tốt. Hình thức kết cấu ngôi nhà, mối quan hệ các tầng, độ cứng và tải trọng cần xem xét kỹ. Những điều trên phải xem xét kỹ lưỡng.

Phân tích về kinh tế kỹ thuật toàn diện với mọi phương án thiết kế. Không nên nhìn về khả năng chịu lực cọc hoặc giá thành mà chúng ta bỏ qua những lợi ích kinh tế cho công trình.

Thiết kế móng cọc đài thấp

Móng cọc đài thấp là loại móng nằm thấp hơn mặt đất. Nên khi thi công cần thực hiện các tính toán sau:

  • Kích thước của cọc và của đài cọc
  • Xác định sức chịu tải của cọc ứng kích thước đã chọn
  • Sợ bộ xác định gần đúng số lượng cọc tương ứng
  • Bố trí cọc trong nền móng

Tính toán kiểm tra phải thỏa các điều kiện sau:

  • Tính toán theo trạng thái giới hạn thứ nhất, sức chịu tải của nền đất mũi cọc
  • Tính toán móng cọc theo trạng thái thứ 2, kiểm tra độ lún, chuyển vị ngang
  • Tính toán móng cọc theo trạng thái thứ 3, tính toán cọc theo quá trình chịu lực do vận chuyển, treo cọc.

Thiết kế móng cọc nhà dân

Móng cọc nhà dân thường sử dụng cho các công trình kẹp khe trên phố và những công trình nhà thấp bình thường. Móng cọc bê tông chạy ngang theo hình chữ nhật sử dụng cho công trình kẹp khe nền yếu. Giảm xung đột gây sứt mẻ do 2 nhà liền kề.

Trên thị trường có 2 loại cọc bê tông phổ biến như sau:

  • Loại cọc bê tông tròn Ly Tâm: Cọc này có các kích thước, đường kinh như D300, D400, D350, D500 thường có 2 loại PC: #600, PHC: #800
  • Loại cọc bê tông cốt thép Vuông: Cọc vuông có các loại cọc 200×200, 250×250, 300×300, 350×350, 400×400 thông thường và phổ biến.

Thiết kế móng cọc cừ tràm

Móng cọc cừ tràm là một phương pháp trong xây dựng được sử dụng phổ biến ở miền Nam. Sử dụng cho đất nền yếu có diện tích nhỏ, độ dài cọc cừ tràm thường có chiều dài từ 3m đến 6m. Mật độ đóng khoảng 25 cọc trên 1 m2. Sử dụng móng cừ tràm cần chú ý tới địa thế xung quanh. Bởi cừ tràm ảnh hưởng trực tiếp bởi nước ngầm, tích đọng.

Giá cừ tràm rẻ rất nhiều so với cọc bê tông. Dễ thi công và dễ vận chuyển. Phù hợp với các công trình nhỏ và vừa dưới 5 tầng lầu.

Các bạn có thể tham khảo tại các tài liệu như sau:

  • Tiêu chuẩn VN TCVN 10304:2014: Móng cọc – Tiêu chuẩn thiết kế.
  • Tiêu chuẩn VN TCVN 9362-2012: Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình.
  • Tiêu chuẩn VN TCVN 5574-2012: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế.

4 . Khi nào nên sử dụng móng cọc trong xây dựng?

Không phải lúc nào khi xây móng nhà thì lựa chọn móng cọc đều thích hợp và mang lại hiểu quả cao nhất. Dưới đây là những tình huống bạn nên xây dựng móng cọc:

  • Khi mực nước ngầm cao.
  • Tải trọng nặng và không thống nhất từ cấu trúc thượng tầng được áp dụng.
  • Khi nền đất có khả năng thay đổi do vị trí của nó gần lòng sông hoặc bờ biển…
  • Khi đào đất không thể đạt tới độ sâu mong muốn do điều kiện đất kém.
  • Khi có một kênh nước hoặc hệ thống thoát nước sâu gần công trình đang xây dựng.

Với những chia sẽ trên mình mong rằng các bạn đã hiểu móng cọc là gì? Và trong điều kiện nào nên chọn móng cọc để xây dựng các công trình cho phù hợp. Mọi tư vấn về thi công xây dựng nhà phố , nhà phố 3 tầng và các bạn vui lòng liên hệ với Công ty Kiến Trúc Xây Dựng Nhà Phố Sateccons để được chúng tôi tư vấn cụ thể và chính xác hơn nhé.