0962.199.997

Giải đáp: Thiết kế phòng bếp cho nhà ống như thế nào mới chuẩn

Với những mẫu thiết kế nhà phố, nội thất được xem là một trong những điều quan trọng để có thể giúp chủ đầu tư có không gian sống khoa học hơn. Không gian nội thất không thể bỏ qua trong quá trình hoàn thiện đó chính là thiết kế phòng bếp cho nhà ống. Vậy phải thiết kế phòng bếp cho nhà ống như thế nào mới chuẩn, vừa tiện lợi hơn mà vẫn tiết kiệm chi phí?

Diện tích phòng bếp bao nhiêu là hợp lý nhất?

Diện tích phòng bếp bao nhiêu là vừa và hợp lý nhất là những câu hỏi thường hay gặp của các gia đình đang có ý định cải tạo hoặc xây dựng mới phòng bếp. Để giải đáp thỏa đáng cho câu hỏi trên cần căn cứ vào nhu cầu sử dụng và bố trí nội thất các trang thiết bị và diện tích tổng thể mà bạn sở hữu. Nếu chỉ thiết kế đơn giản bao gồm: tủ bếp, chậu rửa, bếp nấu, không có phòng ăn tích hợp thì phòng bếp rộng bao nhiêu là vừa ? Ở Việt Nam diện tích phòng bếp sử dụng phổ biến là: 12m2, 17m2, 22m2, 27m2. Còn nếu bố trí thêm phòng ăn và tích hợp thêm quầy bar mini hoặc bàn đảo bếp cần nới rộng ra thêm một chút sao cho lối đi lại 2 người di chuyển được thoải mái là được (khoảng 1.2m).

Thiết kế phòng bếp liên thông với phòng ăn

Phương án giải quyết thiết kế không gian bếp nhà ống

Vậy để giải quyết những bất cập này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu giải pháp thiết kế và bố trí phòng bếp nhà ống nhé.

  • Thiết kế phòng bếp liên thông với phòng ăn

Với những gia đình có diện tích sử dụng rộng, việc thiết kế phòng ăn và phòng bếp riêng biệt được xem là một giải pháp thiết kế mở rộng không gian sử dụng. Tuy nhiên với thiết kế nhà ống thì đây được xem là điều tối kỵ.

Thiết kế bếp cho nhà ống thường lựa chọn mẫu phòng bếp liền với phòng ăn. Thiết kế liền kề không gian mở sẽ giúp mở rộng không gian và tiết kiệm diện tích. Đồng thời chính kiểu thiết kế mở này có thể liên kết không gian đa chiều, từ đó kiến tạo nên một không gian sử dụng khoa học, đẹp mắt

Thiết kế phòng bếp với phòng ăn còn thu hẹp khoảng cách di chuyển của bà nội trợ, hạn chế sự di chuyển bất tiện của các thành viên. Thiết kế phòng bếp liền kề phòng ăn vì thế trở thành mẫu thiết kế không gian đơn giản nhưng được nhiều chủ đầu tư lựa chọn.

Thiết kế phòng bếp liền kề với phòng khách

  • Thiết kế phòng bếp liền kề với phòng khách

Thiết kế liền kề không gian phòng khách và phòng bếp sẽ giúp tối ưu hoá không gian, tận dụng tối đa diện tích sử dụng. Thiết kế liền kề phòng khách và phòng bếp được nhiều gia đình căn hộ chung cư và nhà phố lựa chọn.

Thiết kế liền kề này sẽ giúp thu ngắn khoảng cách về chiều sâu của nhà ống và mở rộng chiều ngang. Nếu muốn có sự riêng tư và thêm điểm nhấn, chúng ta có thể sử dụng vách ngăn hoặc thiết kế bình phong và tủ trang trí ngăn cách để tạo điểm nhấn.

  • Ưu tiên sử dụng nội thất sáng màu

Diện tích hẹp lại sâu, khối hộp hình ống, do đó thiết kế phòng bếp cho nhà ống thường lựa chọn những gam màu sắc sáng trung tính để tăng hiệu ứng thẩm mĩ cũng như mở rộng và khơi nới không gian. Những gam màu sáng như màu trắng, màu be, màu vàng nhạt… với cách phối hợp khoa học theo công thức cũng như cấp độ hiệu ứng, kiến tạo nên sự tiện nghi.

Lựa chọn những gam màu sắc sáng trung tính

Những sai lầm trong thiết kế diện tích phòng bếp tiêu chuẩn:

  • Không chú ý tới không gian làm việc: bồn rửa – bếp – tủ lạnh
  • Lãng phí các không gian trong bếp
  • Không tận dụng hết không gian của thiết kế nhà bếp hình chữ U
  • Ánh sánh thường không được tốt, thiếu ánh sáng
  • Không đầu tư cho đá ốp mặt bếp, tường bếp
  • Không lắp hệ thống thông gió, hút mùi
  • Thiết kế đảo bếp không hợp lý
  • Chạy theo … mốt
  • Không nhờ đến kiến trúc sư

– Bên cạnh đó khi thiết kế phòng bếp, bạn cần đảm bảo tính an toàn và thuận tiện:

  • Không mở cửa sổ gần bếp nấu.
  • Không treo màn cửa gần bếp nấu.
  • Có đủ ánh sáng tự nhiên và lưu thông không khí tốt.
  • Có đèn chiếu sáng ở bất cứ nơi nào mà có thể làm việc ở đó.
  • Thiết kế không gian lưu trữ đầy đủ và dễ sử dụng.
  • Lắp đặt đầy đủ các thiết bị cần thiết.

– Để sử dụng đúng diện tích phòng bếp tiêu chuẩn sẵn có thì việc đo lường các đồ dùng bếp và thiết bị nhà bếp là rất quan trọng.

– Các phép đo dưới đây được ứng dụng phổ biến trong thiết kế nhà bếp: hình chữ U, hình chữ L và nhà bếp song song có đảo bếp.

  • Lò nướng: 595mm (h) x 595mm (w)
  • Lò vi sóng: Tiêu chuẩn: 600 x 400 (mm) hoặc phiên bản mới: 600 x 475 (mm)
  • Tủ lạnh: 1750mm (h) x 720mm (w)
  • Bồn rửa: Từ 600-800mm
  • Bếp nấu: 30-40mm (w) x 900mm (h)
  • Máy rửa chén: 860mm (h) x 600 / 605mm (w)

Những phép đo này chỉ là gợi ý hướng dẫn. Cách tốt nhất là liên hệ với một chuyên gia thiết kế để biết kích thước chính xác các kích thước thiết bị nhà bếp phù hợp diện tích phòng bếp gia đình bạn.

Thiết kế nhà bếp thường được đặt ở tầng 1 và thiết kế liên thông với phòng khách, hoặc được ngăn cách bằng vách ngăn, cầu thang bộ. Toàn bộ chiều sâu sẽ được thu hẹp và hoá giải nếu bạn có thể sở hữu một bố cục mặt bằng khoa học. Do đó mỗi gia đình cần phải có sự cân nhắc cũng như tính toán chi tiết và cẩn thận để có thể tối ưu hoá diện tích và tiết kiệm không gian thiết kế.