Hiện nay có rất nhiều loại móng được kết cấu móng trong xây dựng nhà phố 2 tầng. Trong đó móng băng là một trong những loại móng được sử dụng chủ yếu trong xây dựng nhà phố 2 tầng diện tích 100m2 hiện nay. Thiết kế kết cấu móng băng nhà 2 tầng đảm bảo chất lượng cho công trình, quá trình thi công dễ dàng, nhanh chóng với 3 loại là móng cứng, móng mềm, móng kết hợp.
Kết cấu móng trong xây dựng nhà phố 2 tầng
Trong xây dựng nhà phố 2 tầng diện tích 80m2 hiện nay có khá nhiều phương pháp thi công móng, tuy nhiên mỗi kết cấu móng lại phù hợp với một nền đất khác nhau, do đó phương án thiết kế móng nhà phố 2 tầng sẽ được tính toán và căn cựu trên nền đất xây dựng của mỗi gia đình cũng như mỗi công trình cụ thể.
1. Các loại kết cấu móng trong xây dựng nhà 2 tầng phổ biến hiện nay
Móng băng
Kết cấu móng băng trong xây dựng nhà 2 tầng
Đây là phương án thi công móng điển hình của các mẫu thiết kế nhà nói chung cũng như mẫu thiết kế xây dựng nhà phố 2 tầng trọn gói nói riêng. Móng băng là kiểu móng có phần chân đế mở rộng chạy dài theo các trục cột tạo thành khối đế vững chắc, phù hợp với những vùng có điều kiện địa chất yếu, hoặc cũng có thể áp dụng cho những vùng có địa chất thông thường.
Móng băng thường có 3 loại như:
- Móng băng cứng
- Móng băng mềm
- Móng băng kết hợp
Lựa chọn kiểu móng băng cụ thể nào thì sẽ phụ thuộc cụ thể vào nền đất cũng như phương án thiết kế cụ thể của kiến trúc sư đưa ra sau khi đã khảo sát địa chất và đánh giá tình trạng chung.
Móng bè
Kết cấu móng bè
Móng bè cũng là loại phổ biến có tác dụng làm giảm tải trọng của nhà 2 tầng. Kết cấu móng bè này hay được sử dụng cho các công trình tại nông thôn. Loại móng này được thi công trải rộng dưới toàn bộ công trình, làm giảm áp lực cho công trình trên đất nền.
Lưu ý: Loại móng này chỉ sử dụng cho những công trình có địa hình yếu, dễ lún, nhưng so với kết cấu móng bằng thì kiểu móng này ít sử dụng cho kết cấu móng nhà 2 tầng.
Móng đơn
Kết cấu móng đơn
Kiểu móng này có tác dụng chịu tải trọng nhẹ và kết cấu đơn giản, chỉ sử dụng cho những mẫu thiết kế nhà có nền đất khá rắn chắc và tốt. Tuy nhiên trên thực tế kiểu móng này ít được lựa chọn cho các mẫu thiết kế nhà nói chung.
Móng cọc
Kết cấu móng cọc
- Kết cấu móng cọc này được thi công trên các đầu cọc tạo thành sự liên kết chặt chẽ giữa đài móng, giằng móng và cọc thi công. Chúng tạo kết cấu vô cùng vững chắc. Kiểu móng này thường được sử dụng cho những địa hình đất yếu, dễ sụt lún, hoặc ao hồ, địa hình phưc tạp.
- Số lượng cọc thi công sẽ phụ thuộc vào tải trọng công trình tác dụng vào đầu cột, độ sâu của móng chôn và được tính theo công thức:
- Tải trọng, tải trọng sàn, trọng tải tác dụng khi đưa vào sử dụng tổng cộng vào khoảng 1.2 – 1.5 tấn/m2 x diện chịu tải của các cột x 1.2 x 2 (số tầng)
- Nhìn chung trong 4 kiểu móng này thì móng băng là kiểu móng phổ biến và được sử dụng nhiều nhất trong thiết kế kết cấu móng nhà 2 tầng hiện nay.
2. Tìm hiểu kết cấu móng băng trong xây dựng nhà phố 2 tầng qua việc chọn loại móng phù hợp
Việc chọn loại móng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Khi tìm hiểu cách chọn móng xây dựng nhà phố 2 tầng thì điều kiện nền và tải trọng là yếu tố quan trọng nhất.
- Nếu nền móng xây dựng nhà 2 tầng tốt: Có thể dùng móng gạch xây, đá xây, bê tông đá hộc.
- Nếu nền móng xây dựng nhà 2 tầng có lớp đất yếu rất dày thì thường dùng móng bè với cọc ma sát đóng xuống sâu, ta có thể dùng biện pháp xử lý nền bằng cách làm chặt đất dưới sâu ( không dùng cách làm chặt đất trên mặt), không dùng đệm cát, đệm đất.
- Nếu nền có lớp trên yếu nhưng lớp dưới tốt: Ta phải thay lớp đất yếu bằng đệm cát, đệm đất hoặc làm chặt đất trên mặt rồi làm móng cọc tre, cọc tràm.
- Nếu nền có lớp đất tốt, lớp dưới yếu: Chỉ nên xây nhà 2 tầng và dùng móng bè.
3. Những Ưu điểm và nhược điểm của kết cấu móng băng trong xây dựng nhà phố 2 tầng cần quan tâm
Ưu điểm
- Kết cấu móng băng nhà phố 2 tầng có tác dụng giúp tường và cột đứng thẳng trong suốt quá trình thi công.
- Ngoài ra cấu tạo móng băng còn làm giảm áp lực đáy móng và đảm bảo truyền tải trọng lượng của công trình xuống đều cho các cọc bê tông ở phía dưới.
Nhược điểm
- Móng băng có chiều sâu chôn móng nhỏ nên độ ổn định, chống trượt, lật của móng kém. Các lớp đất ở phía trên có sức chịu tải kém, nên sức chịu tải của phần nền móng sẽ kém đi, chỉ có thể sử dụng cho các công trình nhỏ.
- Móng băng không thi công được trên các mô đất có nền địa chất bùn yếu, hay không ổn định.
Qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về kết cấu móng trong xây dựng nhà phố 2 tầng như thế nào. Cũng như có thêm những kinh nghiệm thi công trong xây dựng nhà phố nhằm sở hữu một không gian sống hoàn hảo, đảm bảo an toàn. Nếu bạn muốn xây dựng nhà cấp 4, xây dựng nhà phố 2 tầng trọn gói hay biết thự phố. Hãy liên hệ ngay với Công ty Kiến Trúc Xây Dựng Sateccons để được tư vấn hỗ trợ cụ thể và chính xác nhất nhé.