Trong công trình xây dựng, nền móng trực tiếp chịu toàn bộ trọng tải công trình, để bảo đảm công trình xây nhà chịu được sức ép của trọng lực các tầng lầu và khối lượng công trình phải chắc chắn bền vững, cũng là bộ phận được chôn sâu rất kỹ. Công ty xây dựng SATECCONS sẽ giúp các bạn tìm hiểu, phân biệt 4 loại móng xây nhà cơ bản nhất.
Vậy móng nhà là gì?
Móng nhà là yếu tố cực kì quan trọng và rất cần thiết khi xây nhà, cải tạo sửa chữa như tăng trọng tải thêm tầng, nới thêm không gian và đặc biệt là quyết định sự kiên cố cho nền tảng nâng đỡ toàn bộ hệ thống công trình.
Có rất nhiều loại móng trong công trình nhưng chủ yếu là móng cọc, móng bè, móng băng, móng đơn. Tùy theo tính chất công trình với đất xây dựng để Kĩ Sư tính toán quyết định sử dụng loại móng cho phù hợp với trọng tải công trình xây nhà. Đây là hình ảnh kết cấu để phân biệt 4 loại móng xây nhà để bạn tham khảo.
Kết cấu 4 loại móng xây nhà cần phải biết.
1.Móng cọc
Móng cọc là loại móng gồm cọc và đài cọc, đóng hạ cọc xuống sâu các tầng đất để làm tăng khả năng chịu đựng trọng tải lớn của công trình. Ở Việt Nam cũng như tại TPHCM người ta sử dụng cọc bê tông vuông hoặc cọc bê tông ly tâm đóng sâu vào lòng đất.
Cấu tạo của móng cọc trong xây dựng.
Cấu tạo của móng cọc:
Cơ bản là 2 thành phần chính: cọc và đài cọc
Cọc có kết cấu chiều dài lớn so với bề rộng tiết diện ngang, được đóng hoặc thi công tại chỗ vào lòng nền đất đảm bảo cho công trình đạt đúng với yêu cầu.
Nên sử dụng móng cọc trong các trường hợp sau:
Mực nước ngầm cao.
Đất không đạt tới độ sâu, điều kiện đất kém.
Tải trọng lớn và không thống nhất từ cấu trúc thượng tầng được áp dụng.
Nền đất có thay đổi do vị trí gần lòng sông hoặc bờ biển…
Có kênh nước hoặc hệ thống thoát nước sâu gần công trình đang xây.
Có 2 loại móng cọc:
Móng cọc đài thấp: đài cọc nằm dưới mặt đất, được đặt sao cho lực ngang của móng cân bằng với áp lực của đất theo độ sâu đặt móng tối thiểu nhất.
Móng cọc đài cao: đài cọc nằm cao hơn mặt đất, chiều sâu của móng nhỏ hơn chiều cao của cọc, chịu được cả hai tải trọng uốn nén, toàn bộ tải trọng đứng và ngang đều do các cọc trong móng chịu.
2.Móng bè
Móng bè là một loại móng được dùng chủ yếu ở nền đất yếu, sức kháng nén yếu dù có nước hay không có nước hoặc dựa trên cấu tạo công trình và trải rộng phía dưới toàn bộ công trình để giảm áp lực cho nền đất.
Móng bè trong công trình xây nhà.
Cấu tạo của móng bè:
Lớp bê tông sàn phải dày 10cm.
Chiều cao bản móng tiêu chuẩn: 3200mm.
Kích thước dầm móng tiêu chuẩn: 300×700(mm).
Thép bản móng tiêu chuẩn: 2 lớp thép Φ12a200.
Thép dầm móng tiêu chuẩn: thép dọc 6Φ(20-22), thép đai Φ8a150
Các hình dạng móng bè trong công trình xây nhà.
Sử dụng móng bè khi:
Công trình có tầng hầm để giữ xe, nhà kho
Xây dựng công trình nhà cấp 4, nhà có 3 tầng thì thời gian thi công nhanh và chi phí thấp
Kết hợp các kỹ thuật xây dựng khác để làm các công trình quy mô lớn như trung tâm thương mại, tòa nhà chung cư
3.Móng băng
Móng băng là việc đào móng ở xung quanh công trình hoặc đào song song với nhau, móng băng được sử dụng rất thường xuyên cho công trình xây nhà bởi nó có độ lún đều dễ thi công hơn loại móng đơn.
Móng băng trong xây nhà có dạng dải dài, độc lập hoặc giao với nhau (cắt nhau như hình chữ thập) để đỡ những tấm tường. Các loại móng băng trong xây dựng nhà có thể dùng móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp.
Khi các hàng cột hoặc tường có cả hai phương thì dải móng băng giao nhau có dạng ô cờ trên mặt bằng. Móng băng ở hồi nhà thường dùng phải tốt hơn móng băng dọc nhà, móng băng tường ngăn. Thường đặt đáy móng băng cùng chiều sâu nên móng băng ở hồi nhà thường rộng hơn.
2 loại móng băng chính trong công trình.
Cấu tạo của móng băng:
Gồm lớp bê tông lót móng, bản móng chạy liên tục liên kết móng thành một khối, dầm móng.
Lớp bê tông lót dày 100mm.
Kích thước bản móng phổ thông: (900-1200)x350 (mm).
Kích thước dầm móng phổ thông: 300x(500-700) (mm).
Thép bản móng phổ thông: Φ12a150.
Thép dầm móng phổ thông: thép dọc 6Φ(18-22), thép đai Φ8a150.
4. Móng đơn
Móng đơn là loại móng nằm riêng lẻ có hình vuông, chữ nhật ….tùy vào công trình có thể dùng móng cứng, mềm hoặc móng kết hợp. Và đặc biệt khi cải tạo sửa chữa nhà nhỏ vừa nên dùng móng đơn là tiết kiệm nhất.
Cấu tạo của móng đơn.
Cũng là loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực thường sử dụng dưới chân cột nhà, cột điện, mố trụ cầu…
Một số loại móng đơn thường dùng.
Chúng tôi chia sẻ vài kinh nghiệm thực tế để khách hàng có nhu cầu hoặc đang chuẩn bị xây nhà hiểu rõ hơn cấu tạo các loại móng trong xây dựng và nhờ vào đó mà chọn đơn vị thi công uy tín rõ ràng từng khâu để làm nên một ngôi nhà chắc chắn bền vững.